“Leaders are made, not born – Nhà lãnh đạo được tạo nên, không phải bẩm sinh” – Vince Lombardi.
Để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba, bên cạnh tố chất sẵn có, kỹ năng là điều tối quan trọng. Sự kết hợp hài hoà của tố chất bẩm sinh và sự tôi luyện bền bỉ tạo ra những phong cách lãnh đạo độc đáo, hay nói cách khác, lãnh đạo chính là nghệ thuật. Vậy đứng trước ngưỡng cửa khởi nghiệp, các leaders tương lai đã định hình cho mình phong cách nào để điều phối nhân lực, quản lý doanh nghiệp? Mpro Office xin được chia sẻ cùng bạn 3 phong cách lãnh đạo của nhà quản trị sau.
Quản lý chuyên quyền
Đây là phong cách lãnh đạo được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền lực vào một mình người lãnh đạo, họ quản lý bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể. Lãnh đạo chuyên quyền là người thích ra lệnh, quyết đoán, ít có lòng tin ở cấp dưới. Họ thúc đẩy nhân viên làm việc bằng đe doạ, trừng phạt là chủ yếu. Ưu điểm của phong cách lãnh đạo này là người lãnh đạo giải quyết công việc nhanh chóng, triệt để và thống nhất, nắm bắt được thời cơ, cơ hội kinh doanh. Ngoài ra, phong cách lãnh đạo này đảm bảo quyền lực của nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, nhược điểm của phong cách này là không phát huy tính sáng tạo của nhân viên cấp dưới, tạo ra sự căng thẳng, áp lực đối với nhân viên, có thể dẫn tới sự chống đối của cấp dưới.
Quản lý dân chủ
Với phong cách quản lý sẽ phân bổ quyền lực của mình cho người khác hoặc giao cho người quản lý nhỏ hơn. Người quản lý có trách nhiệm định hướng công việc, nhiệm vụ cho mỗi thành viên. Phong cách này giúp phát huy năng lực và trí tuệ của tập thể, sự sáng tạo của cấp dưới, tạo không khí thân thiện, thoải mái. Với những doanh nghiệp hoạt động với quy mô đã ổn định, đây sẽ là phong cách lãnh đạo phù hợp.
Quản lý tự do
Đây là phong cách quản lý mà người quản lý rất ít hoặc không tác động, tương tác gì đến nhân viên dưới quyền. Phong cách này cho phép nhân viên ra quyết định và phát huy tối đa khả năng của cấp dưới. Phong cách này phát huy tác dụng của nó khi công ty quản lý nhân viên theo hiệu quả công việc.
BẠN CHỌN CHO MÌNH PHONG CÁCH QUẢN LÝ NÀO VÀ TẠI SAO ?