Khi mở công ty, bạn luôn cần chuẩn bị rất nhiều vấn đề, thông tin, thủ tục liên quan. Tuy nhiên, vì không phải ai cũng am hiểu về những thủ tục này, nên rất nhiều người đặt câu hỏi muốn thành lập công ty phải làm gì?
Thực tế, thì khi thành lập công ty, chắc chắn bạn sẽ cần tiến hành đăng ký kinh doanh, làm thủ tục xin giấy phép mở công ty. Tuy nhiên trước khi làm thủ tục này, bạn cần:
- Chuẩn bị vốn và kê khai vốn điều lệ
Vốn là vấn đề quan trọng khi doanh nghiêp mở công ty. Trên thực tế, vì lĩnh vực rất đa dạng nên vốn thành lập công ty sẽ tùy thuộc vào khả năng hay điều kiện về tài chính, kinh tế của doanh nghiệp và yêu cầu về vốn của từng ngành nghề khi đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên chuẩn bị vốn tối thiểu đầy đủ bởi khi mới mở công ty cần khá nhiều chi tiêu.
– Doanh nghiệp phải thực hiện kê khai vốn điều lệ khi mở công ty. Thông thường thì doanh nghiệp có thể tự kê khai vốn điều lệ tùy vào mong muốn cũng như năng lực tài chính của mình, bởi vì pháp luật không có quy định về vốn điều lệ của doanh nghiệp khi thành lập công ty. Doanh nghiệp không nên kê khai vốn điều lệ quá thấp khi thành lập công ty, vì nó sẽ ảnh hưởng đến 1 phần uy tín của công ty trong mắt khách hàng hay đối tác.
– Tuy nhiên, nếu trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề có yêu cầu về vốn, ví dụ ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, vốn ký quỹ thì cần thực hiện đăng ký vốn điều lệ tối thiểu bằng với mức vốn pháp định, như vậy mới được tiến hành đăng ký kinh doanh.
2. Chọn loại hình doanh nghiệp
– Doanh nghiệp phải dựa trên số lượng thành viên góp vốn, số vốn góp, mong muốn của riêng doanh nghiệp… để chọn cho công ty một loại hình doanh nghiệp phù hợp, có khả năng giúp công ty phát triển vững mạnh, tránh được các rủi ro trong tương lai. Hiện nay, doanh nghiệp có thể thành lập công ty có loại hình là trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần hay hợp danh, tư nhân.
3. Chọn người đại diện pháp luật
– Người đại diện pháp luật là người có vai trò quan trọng trong công ty, là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Do đó, doanh nghiệp ở Hà Nội nên chọn một người đủ năng lực, khả năng, kinh nghiệm và có thể tin tưởng.
– Vị trí người đại diện pháp luật này có thể để cho chủ doanh nghiệp, giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch hay người quản lý đảm nhận. Một doanh nghiệp có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện tùy vào loại hình công ty và người đại diện có thể thay đổi sau khi thành lập công ty.
4. Chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh
– Công ty để có thể thực hiện hoạt động thì phải đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp, liên quan đến hoạt động . Phải thực hiện tra cứu mã ngành nghề để có thể đăng ký kinh doanh.
– Ngoài ra, doanh nghiệp khi chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh phải lưu ý:
+ Nếu chọn ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì có thể đi vào hoạt động kinh doanh ngay sau khi thành lập công ty mà không phải chuẩn bị những điều kiện liên quan hay xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh.
+ Nếu chọn ngành nghề yêu cầu điều kiện thì phải tiến hành đảm bảo các yêu cầu cần thiết, tiếp đó, tiến hành xin giấy phép kinh doanh rồi mới được đi vào hoạt động kinh doanh.
5. Chọn địa chỉ đặt công ty
– Công ty cần có địa chỉ kinh doanh thì mới được phép tiến hành đăng ký kinh doanh. Không sử dụng địa chỉ giả để làm địa chỉ công ty.
– Doanh nghiệp có thể sử dụng nhà riêng có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc tiến hành thuê văn phòng để đặt địa chỉ công ty. Địa chỉ công ty phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam, có số nhà, hẻm, quận, huyện, thành phố…rõ ràng, chính xác. Địa chỉ của công ty phải đảm bảo những quy định chung, tránh đặt địa chỉ công ty ở khu chung cư hay nhà tập thể chỉ phục vụ mục đích để ở.
6. Đặt tên cho công ty khi thành lập
– Công ty cần có tên riêng và tên riêng này phải là duy nhất, không được trùng hay giống với các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trước đó. Doanh nghiệp không được dùng tên cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước để đặt tên cho công ty .
– Doanh nghiệp phải chuẩn bị tên công ty đầy đủ cấu trúc, gồm loại hình công ty + tên riêng. Loại hình sẽ là một trong những loại hình được nhắc đến trong loại hình doanh nghiệp, còn tên riêng sẽ do doanh nghiệp tự đặt. Để tránh trùng lặp với công ty khác, doanh nghiệp có thể sử dụng tên viết tắt hay tên tiếng anh, nhưng phải đảm bảo tên công ty sẽ không gây nhầm lẫn, không có tình trạng thêm tiền tố, hậu tố hay ký hiệu thiếu văn hóa trong tên.
#TheoNamVietLuat
—————————————————–
Bạn cần một địa chỉ kinh doanh uy tín đến ngay MPRO OFFICE nhé!