Áp dụng quy tắc quản lý tài chính cá nhân 50-20-20-10 sẽ giúp bạn đạt được sự giàu có và thành công. Theo đó bạn có thể có kế hoạch chi tiêu phù hợp với mục tiêu tiết kiệm của mình.
Quy tắc này chia mọi thứ thành bốn loại chính:
1. Chi phí thiết yếu: 50%
Không nên chi quá 50% tiền lương cho chi phí thiết yếu.
Đó là các chi phí bạn cần để duy trì các nguyên tắc cơ bản trong cuộc sống: thuê nhà, điện, nước, ăn uống…
Đây là khoản chi mà bắt buộc bạn phải chỉ ra bất kể bạn ở đâu, làm gì hay có dự tính kinh doanh nào trong tương lai.
2. Ưu tiên ngân sách tiền cho đầu tư tài chính: 20%
Hãy trả lương cho mình trước: chính là việc bạn trích ít nhất 20% tiền lương cho đầu tư tài chính, đó là những mục tiêu cần thiết cho nền tảng tài chính vững mạnh.
Chúng bao gồm: khoản tiết kiệm, thanh toán bảo hiểm, đầu tư chứng khoán…
Bạn nên thực hiện trích thu nhập sau khi thanh toán các chi phí thiết yếu của mình, nhưng trước khi bạn thực hiện bất kỳ chi tiêu nào khác.
Nếu chi phí thiết yếu của bạn đang bé hơn 50% có nghĩa tháng đó thu nhập bạn đang tăng, hay bạn có được khoản thu đột biến (được cho, được thưởng, trúng số…) thì bạn chỉ nên duy trì mức chỉ tiêu thiết yếu như cũ và gia tăng phần đột biến đó ở mục đầu tư tài chính.
3. Chi tiêu cá nhân: 20%
Không quá 20% tiền lương của bạn nên tiêu vào việc lựa chọn lối sống, đó là những lựa chọn cá nhân, tự nguyện và thường là thú vị về cách bạn chỉ tiêu tùy ý để thỏa mãn bản thân.
Chúng thường bao gồm: giải trí, phí phòng tập thể dục, mua sách, vật nuôi, chăm sóc cá nhân, nhà hàng, quán bar, mua sắm và các chi phí linh tinh khác.
Mặc dù ai cũng mong muốn được tự thưởng cho bản thân sau chuỗi ngày làm việc mệt nhọc nhưng để bản thân có cuộc sống sung sướng sau này, đôi lúc bây giờ chúng ta sẽ kìm hãm lại những mong muốn nhất thời đó lại.
4. Dự phòng ngân sách tiền và cho đi: 10%
phòng nào trong trường hợp khẩn cấp.
Một số người sẽ sử dụng tiền trong mục đầu tư tài chính để xử lý vấn đề khẩn cấp.
Điều này hoàn toàn là sai nguyên tắc quản lý ngân sách vì:
Tiền thuộc ngân sách nào chỉ được dùng trong phạm vi đó để kế hoạch tài chính của bạn được đi đúng hướng.
Thí dụ bạn đang dùng tiền đầu tư cổ phiếu hay bất động sản thì rất khó để khi bạn cần tiền ngay lập tức thì bạn có thể bán những tài sản trên để giải quyết vấn đề.
Do đó tốt nhất bạn nên luôn có 1 khoản dự phòng trong tài khoản (tạm khóa lại và không được đụng tới nếu không có phát sinh bất ngờ, quan trọng xảy ra).
Tính linh hoạt của Quy tắc 50/20/20/10 có thể giúp bạn dễ dàng thay đổi tỷ lệ cho phù hợp với tình hình tài chính hiện tại của bạn miễn sao nó thích nghi với cuộc sống thực.