6. Hiệu ứng mồi (Priming Effect)
Hiệu ứng mồi nói về sự ảnh hưởng của thứ tự trước sau. Ví dụ, nếu bạn nhận được một thông tin sẵn là màu xanh, rồi đưa bạn thêm hai thông tin là bầu trời và cây cỏ, bạn sẽ chú ý nhiều hơn vào thông tin của bầu trời so với thông tin cây cỏ.
Điều này có nghĩa rằng hiệu ứng mồi đã nhận được thông báo về ‘màu xanh dương’ từ đó hướng sự chú ý của não bộ của bạn về phía ‘bầu trời’ thay vì ‘cây cỏ’.
Các nhà quảng cáo và nhà tiếp thị thường sử dụng hiệu ứng mồi bằng cách sử dụng các kích thích khác nhau để “mở đường” cho các thông điệp quảng cáo và sản phẩm của họ.
Ví dụ, một chiến dịch quảng cáo sử dụng hình ảnh một cô gái đang mặc váy có thể “mở đường” cho các thông điệp quảng cáo về sản phẩm váy của họ. Khi khách hàng nhìn thấy hình ảnh này, họ có thể nhanh chóng kết nối với sản phẩm và có thể có xu hướng tìm hiểu về sản phẩm hoặc thương hiệu đó
Các nhà marketer cũng biết tới và lợi dụng hiệu ứng mồi này vào các dự án bán hàng họ đưa ra. Bằng cách mồi sẵn cho khách hàng thông tin về giá bán hay thông tin sản phẩm, nhà marketing có thể hướng khách hàng nhìn lâu hơn vào giá thành sản phẩm hay các chỉ số kỹ thuật của sản phẩm. Mà nhìn càng lâu, càng để ý tới thì tỉ lệ chuyển đồi càng cao và có giá trị bán hàng cao.
7. Hiện tượng chân lý ảo tưởng Baader- Meinhof
Hiện tượng Baader-Meinhof nói về hiện tượng khi một đồ vật hay một sản phẩm xuất hiện ở khắp mọi nơi bạn nhìn thấy kể từ khi bạn tiếp nhận nó lần đầu tiên. Bạn có thể nhìn thấy sản phẩm đó ở một trung tâm thương mại, hoặc ở một trang web bạn vô tình bấm vào, trên màn hình quảng cáo của TV. Điều này giúp bạn nghĩ rằng nó rất phổ biến và được yêu thích.
Theo PS.Mag, hiện tượng Baader-Meinhof (còn gọi là hiện tượng ảo giác tần số) được xảy ra bao gồm hai quá trình. Đầu tiên, bạn sẽ tiếp xúc với đối tượng, rồi vô thức để ý đến nó, rồi dẫn đến sự việc bạn nhận thấy nó ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, bất cứ ai, sẽ khiến bạn tò mò nhiều hơn về thứ được quảng cáo.
Ví dụ, nếu một khách hàng thấy quảng cáo của một sản phẩm trên truyền hình và sau đó thấy nó xuất hiện trên một trang web hoặc trên một biển quảng cáo, họ có thể bắt đầu nhận ra sản phẩm đó ở nhiều nơi khác nhau. Điều này có thể dẫn đến sự chú ý cao hơn đến sản phẩm và tăng khả năng khách hàng sẽ mua nó.
Như vậy, đây là một hiệu ứng tâm lý trong bán hàng và Marketing được sử dụng nhằm tạo ra sự nhận thức và chú ý đến sản phẩm hoặc thương hiệu thông qua việc liên tục đưa ra thông điệp quảng cáo, đẩy mạnh sự hiện diện của sản phẩm trên các kênh truyền thông khác nhau, giúp khách hàng trở nên quen thuộc hơn với sản phẩm và dễ dàng nhận ra nó hơn trong tương lai.
Các Marketer đã sử dụng điều này, khi bạn truy cập vào trang web của họ và tìm hiểu về một sản phẩm nào đó, họ sẽ lặp lại sản phẩm này với bạn. Họ sẽ gửi nó lên mail của bạn, hay những quảng cáo bìa nhỏ nhỏ ở những trang web khác. Nó sẽ từ từ thuyết phục bạn và nâng cao tỉ lệ chuyển đổi sản phẩm.
8. Hiệu ứng tương hỗ
Đây là một hiệu ứng về sự trao đổi trong cuộc sống. Nếu ai đó làm điều gì đó cho bạn miễn phí, bạn sẽ có xu hướng muốn đáp lại họ ở một thời điểm khác. Điều này đã được chứng minh trong cả cuộc sống và công việc, khi một người giúp bạn trong một công việc, bạn sẽ tìm cách giúp đỡ lại họ trong một công việc khác. Đây là một phản ứng tự nhiên của con người.
Điều này đã được những người làm quảng cáo và doanh nghiệp nhận thức và áp dụng trong việc tặng quà. Việc tặng những món quà nhỏ như áo, mũ, ebook… không chỉ giúp quảng bá sản phẩm mà còn cung cấp cho khách hàng cơ hội trải nghiệm sản phẩm miễn phí.
Việc tặng quà miễn phí trước đó đã được chứng minh sẽ tạo được hiệu ứng tâm lý trong bán hàng giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi, nâng cao doanh số bán hàng và mang lại hiệu quả ổn định cho các công ty.
9. Hiệu ứng lan truyền (Social Proof)
Nguyên tắc tâm lý của hiệu ứng lan truyền là khi một người quan sát hành động của đám đông để xác định hành vi của mình sao cho phù hợp. Điều này thường xảy ra khá nhiều trong cuộc sống thường ngày.
Khi khách hàng lựa chọn một nhà hàng, họ sẽ tin tưởng những đánh giá của những người đã trải nghiệm trước đó. Nếu những đánh giá là tốt thì khách hàng sẽ có xu hướng tin tưởng và chọn đến nhà hàng đó một cách vô thức.
Bạn sẽ có niềm tin vào những gì người thân hoặc bạn bè của bạn đang làm hoặc đang có. Hiệu ứng lan truyền xảy ra trong trường hợp như bạn thân của bạn yêu thích một chiếc váy hay một nhãn hàng, bạn cũng sẽ có xu hướng nhắc đến nó và yêu thích nó nhiều hơn so với những nhãn hàng khác.
Trong marketing, hiệu ứng lan truyền có vai trò quan trọng trong quảng bá sản phẩm. Cách đơn giản và tối ưu nhất để áp dụng hiệu ứng này trong marketing có thể nói đến là doanh nghiệp tự thiết lập một blog và có những bài viết tích cực về sản phẩm của họ, rồi chia sẻ bài quảng cáo ấy đến trang cá nhân.
Những người thân quen của bạn không những biết đến sản phẩm và ủng hộ sản phẩm của bạn, họ còn giúp bạn lan truyền nó bằng cách chia sẻ thông tin lên trang cá nhân của họ, và hiệu ứng này cũng tiếp diễn. Đây là một hiệu ứng khá đơn giản và cũng dễ dàng để thực hiện, đồng thời được áp dụng thực tế trong marketing khá nhiều.
Nhiều nhà hàng hiện nay khá đầu tư và chú trọng vào việc review trên các kênh mạng xã hội như Facebook, TikTok, Instagram… để tạo dựng hình ảnh đẹp với khách hàng. Họ cũng sẵn sàng xử lý các đánh giá xấu và tích cực tiếp nhận phản hồi từ khách hàng, làm minh chứng cho sự phục vụ tận tình của nhà hàng.
10. Hiệu ứng khan hiếm.
Hiệu ứng khan hiếm là một trong những hiệu ứng tâm lý mạnh mẽ nhất mà con người từng mắc phải. Chúng mạnh đến nỗi khi đã biết “tỏng” mánh lới của người bán hàng, ta vẫn gần như sẵn sàng móc ví ra chi trả cho một món hàng mà ta không thích lắm, chỉ vì nó “sắp hết”.
Hiệu ứng khan hiếm trong bán hàng và Marketing được hiểu như là tình trạng người tiêu dùng có xu hướng coi trọng giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ nếu chúng có sẵn số lượng hạn chế hoặc được coi là hiếm.
Khi một sản phẩm hoặc dịch vụ được quảng cáo là có số lượng giới hạn hoặc chỉ có sẵn trong thời gian ngắn, người tiêu dùng thường cảm thấy tò mò và có xu hướng muốn sở hữu nó. Điều này xảy ra do cảm giác lo lắng về việc sản phẩm sẽ không còn sẵn có sau một thời gian ngắn hoặc không thể mua được nữa.
Hiệu ứng khan hiếm được phát biểu đơn giản: “Thứ gì càng hiếm thì càng quý”, đặc biệt khi gắn cho nó một mồi tiềm thức về giá cao và thời gian cụ thể và số lượng sẽ ngày một giảm đi.
Hiệu ứng khan hiếm sẽ phát huy tác dụng rất mạnh khi bạn chạy các chiến dịch quảng cáo, bằng cách viết content marketing mời gọi với số lượng có hạn cùng thời gian đếm ngược và hiển thị tồn kho sắp hết (các chương trình flash sales của sàn thương mại điện tử đang vận dụng thủ thuật này rất tốt).